Nguyen Gia
 



  Thủ tục về nhà ở
-Xin phep xây dựng
-Cấp chủ quyền nhà
-Mua bán nha
-Nhà thuộc sở hữu nhà nước
-Thừa kế nhà
Thủ tục về đất ở
-Những quy định chung
-Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-Thừa kế quyền sử dụng đất
-Thế chấp quyền sử dụng đất
Giải quyết tranh chấp
Các lệ phí liên quan đến nhà đất
-Tiền sử dụng đất
-Thuế chuyển quyền sử dụng đất
-Lệ phí trước bạ
 

1/ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

Đối với trường hợp đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất tại đô thị thì tòa án giải quyết tất cả các tranh chấp nói chung.

Đối với đất có một trong 8 loại giấy tờ hợp lệ (câu 1 phần những quy định chung) cũng như đất không có giấy tờ hợp lệ thì tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.

Trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ gì thì việc giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

-Nếu đương sự đã có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản và cả tranh chấp về quyền sử dụng đất.
-Nếu đương sự không có xác nhận về việc sử dụng đất hợp pháp, nhưng có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó là không quy phạm qui hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản đồng thời xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để UBND cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự đúng theo pháp luật.
-Nếu UBND cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất là không hợp pháp, tài sản trên đất đó là không được phép tồn tại, thì tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản.

2/ Khi quyết định giải quyết cuối cùng (hoặc bản án) đã có hiệu lực thi hành nhưng đương sự vẫn tiếp tục không đồng ý với quyết định (hoặc bản án) đó thì phải làm sao?

Trong lĩnh vực đất đai, quyết định giải quyết cuối cùng có hiệu lực thi hành thì đương sự không còn quyền khiếu nại nữa. Nhưng nếu vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết cuối cùng thì đương sự có thể gởi đơn đề nghị chính những người đã ra quyết định giải quyết cuối cùng xem xét lại quyết định đó, hoặc đề nghị Tổng cục địa chính, Tổng thanh tra nhà nước xem xét lại, nếu cần thì kiến nghị Thủ Tướng xem xét, giải quyết lại sự việc.